Đồng nhân dân tệ (NDT) là một trong 5 đồng tiền trong nhóm quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. NDT đã giảm 2,7% giá trị so với USD trong tháng này. Đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 9.
Trong lịch sử, việc NDT giảm giá được coi là tín hiệu tăng giá đối với các tài sản thay thế. Có thể kể đến như bitcoin và vàng. Nhưng mặt khác đó là đồng USD cũng sẽ tăng theo. USD đang có xu hướng tăng và mạnh hơn nữa. Điều này có thể dẫn đến việc tiếp tục thắt chặt tiền tệ trên toàn thế giới. Và đây là trở ngại cho các tài sản rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) xếp NDT vào nhóm 24 loại tiền tệ thông qua hệ thống thả nổi có quản lý. Điểm cố định giá hàng ngày được thiết lập mỗi ngày giao dịch. Qua đó cung cấp định hướng cho thị trường. Đồng USD có tỷ trọng cao nhất ở mức 19,83%. Đồng euro, yên Nhật, bảng Anh, đô la Úc, đồng Peso của Mexico là một số loại tiền tệ khác trong nhóm tiền tệ ưu tiên.
Cơ chế của PBOC cho phép đồng NDT dao động 2% so với điểm cố định hàng ngày. Và ngân hàng quản lý biên độ đó thông qua hoạt động mua và bán đồng NDT. Nếu USD/NDT có nguy cơ tăng vượt quá giới hạn 2%, thì PBOC sẽ bán USD và mua NDT để củng cố giá trị của đồng tiền này. Đồng thời, ngân hàng mua USD so với các loại tiền tệ khác để giữ tỷ lệ dự trữ ổn định.
Áp lực lên nền kinh tế nếu USD tăng cao
Quá trình này vô tình gây áp lực lên chỉ số đồng USD. Chủ yếu bao gồm đồng euro và đồng yên Nhật. Từ đó gây ra tình trạng thắt chặt tài chính trên toàn thế giới và dẫn đến tâm lý e ngại rủi ro.
“USD/NDT tăng có nghĩa là PBOC sẽ bán cặp tiền này để duy trì biên độ 2%. Và phải mua đồng USD so với các loại tiền tệ khác để duy trì tỷ lệ dự trữ ổn định của USD.”
David Brickell – giám đốc bán hàng tổ chức tại mạng thanh khoản tiền điện tử Paradigm nói.
“Điều đó đẩy giá USD lên cao, dẫn đến thắt chặt tài chính và lo ngại rủi ro.”
Những người có các khoản vay bằng USD và các khoản thu bằng các loại tiền tệ khác phải vật lộn để trả nợ. Theo Brickell, hơn 17 nghìn tỷ USD trái phiếu USD đã được phát hành bên ngoài nước Mỹ. Do đó, sức mạnh của USD có xu hướng tạo ra tâm lý e ngại rủi ro trên toàn thế giới.
Giá USD đã tăng 2,7% trong tháng này. Trong khi đó, Bitcoin đã giảm 7,3%. Đây là mức giảm hàng tháng đáng kể nhất kể từ tháng 12.
Liệu cố gắng của PBOC có mang lại hiệu quả?
Noelle Acheson – cựu giám đốc nghiên cứu tại CoinDesk và Genesis Trading nói rằng:
“Các biện pháp can thiệp của PBOC có thể khiến USD tăng giá. Nhưng những hành động như vậy không được đảm bảo.”
PBOC đã gợi ý về việc biên độ mục tiêu của NDT sẽ linh hoạt hơn so với trước đây. Vì vậy không có gì chắc chắn là họ sẽ can thiệp. Đặc biệt nếu đồng NDT yếu hơn giúp xuất khẩu (vốn đang gặp khó khăn).
“Bây giờ các ưu tiên của Trung Quốc đã khác. PBOC đã đa dạng hóa dự trữ và có thể mua vàng thay vì nhiều USD hơn.”
Bà viết trong bản tin mới nhất của mình.
Tháng trước, Thống đốc PBOC Yi Gang nói rằng:
“PBOC có thể giảm bớt các biện pháp can thiệp thông thường giúp các lực lượng thị trường có nhiều thời gian hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái của NDT.”
Tuy nhiên, Yi nhấn mạnh ngân hàng có quyền can thiệp vào thời điểm thị trường bất ổn.
Theo Coindesk
Follow Fanpage chúng tôi tại CoinPlus – Tin tức tiền điện tử tin cậy hàng đầu